Chuyện Trung Quốc xây dựng siêu đập ở Tây Tạng

Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sẽ kiểm soát nguồn nước ở Nam Á và phá hủy hệ sinh thái bằng dự án siêu đập thủy điện trên dãy Himalaya. Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một con đập lớn ở Tây Tạng, có thể tạo ra sản lượng điện gấp ba lần đập thủy điện lớn nhất thế giới Tam Hiệp. Công trình này sẽ bắc qua sông Yarlung Zangbo, trước khi con sông này ra khỏi dãy Himalaya và chảy vào Ấn Độ, dọc theo hẻm núi dài nhất và sâu nhất thế giới ở độ cao hơn 1.500 mét.

 
 
Trung Quốc có kế hoạch xây thuỷ điện trên sông Yarlung Zangbor, con sông lớn nhất ở Khu tự trị Tây Tạng và là thượng nguồn của sông Brahmaputra ở Ấn Độ, với công suất tạo ra điện lên tới 70 GW, gấp 3 lần so với công suất của đập Tam Hiệp, hiện là đập thủy điện lớn nhất trên thế giới.
Dự án xây siêu đập trên sông Yarlung Zangbo đã được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn hồi năm ngoái và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội  5 năm lần thứ 14 (2021-2025), với hạn chót hoàn thành là năm 2035, theo tờ South China Morning Post (SCMP). 
 "Tình hình rất khó khăn"
Tuy nhiên, một trở ngại do sông băng tan chảy có thể khiến kế hoạch xây siêu đập ở Tây Tạng bị tạm dừng đáng kể. SCMP chỉ ra một trận lở đất do sông băng tan chảy hồi năm 2018 đã chặn sông Yarlung Zangbo ở lưu vực Sedongpu thuộc huyện Milin, tạo thành một cái hồ chứa khoảng 600 triệu m3 nước. Với dòng chảy đổ về từ thượng nguồn như hiện nay, đập có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Hồ Sedongpu nằm ở thượng nguồn và cách vị trí định xây đập thủy điện khổng lồ nói trên chỉ vài km và với lượng nước lớn ngay ở phía trên đầu, không có công nhân xây dựng nào có thể dám vào khu vực để dọn dẹp. Để có thể xây đập khổng lồ, trước tiên họ phải dọn dẹp đập nhỏ hơn do trận lở đất tạo nên.
 
Nhiều nhóm nhà khoa học và kỹ sư, gồm cả một số chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về kỹ thuật xây dựng dân dụng, nghiên cứu sông băng và phòng ngừa lở đất, đã đến Sedongpu trong những năm gần đây. Các nhóm chuyên gia này đã thu thập một lượng lớn dữ liệu về vị trí định xây đập “khủng” bằng cách sử dụng dùng máy bay không người lái và những thiết bị khác và đã được giới chức hỏi về giải pháp sau khi hoàn thành đánh giá của họ. 
“Tình hình rất khó khăn. Chưa có giải pháp tức thời”, giáo sư về kỹ thuật xây dựng dân dụng Hình Ái Quốc tại Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những chuyên gia tham gia nghiên cứu xây đập trên sông Yarlung Zangbo, nhận định, theo SCMP.
Các nhóm chuyên gia chưa thể tìm ra cách gia cố đập do lở đất tạo nên hay tháo dỡ nó một cách an toàn. Tình hình còn tồi tệ hơn khi họ phát hiện những đợt thiên tai tương tự có thể xảy ra lần nữa do biến đổi khí hậu.

“Khu vực đó rộng lớn và có nhiều sông băng”, ông Hình cho hay. Khoảng 1/4 số sông băng ở Cao nguyên Tây Tạng đã biến mất kể từ thập niên 1970 và 2/3 số sông băng còn lại sẽ không còn được nhìn thấy nữa trước cuối thế kỷ này, theo ước tính của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc. 
Một tảng băng có thể biến một trận lở đất trở thành thảm họa. Chẳng hạn, tại Sedongpu, một phần tảng băng đã trôi hơn 10 km với tốc độ lên tới 72 km/giờ, theo ước tính của trạm giám sát môi trường địa chất của Tây Tạng.
Kế hoạch xây đập lớn hơn đập Tam Hiệp của Trung Quốc bị đe dọa - ảnh 1

Đập Tam Hiệp, chắn ngang sông Dương Tử đoạn chảy qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

CGTN

Nguy cơ bị phản đối

Ngoài ra, Bắc Kinh có thể lập luận rằng dự án xây siêu đập ở Tây Tạng là giải pháp thân thiện với môi trường, thay thế nhiên liệu hóa thạch, nhưng có nguy cơ đối mặt sự phản đối kịch liệt từ các nhà hoạt động môi trường như khi đập Tam Hiệp được xây từ năm 1994-2012, theo AFP. Đập Tam Hiệp đã tạo ra một hồ chứa khổng lồ và khiến khoảng 1,4 triệu cư dân sơ tán.
New Delhi cũng đang quan ngại về dự án xây siêu đập ở Tây Tạng. Reuters hồi năm ngoái dẫn lời một quan chức Ấn Độ tiết lộ chính quyền New Delhi đang lên kế hoạch xây đập thủy điện của nước này trên sông Brahmaputra, nhằm tăng cường năng lực giữ nước và giảm thiểu ảnh hưởng của dự án Trung Quốc.
 Theo báo Dân Việt


 
Đăng ký tư vấn Miễn phí

Hãy để lại số điện thoạithời gian phù hợp với Quý Khách, Nhân viên sẽ gọi lại tư vấn Miễn Phí!

Mách bạn cách xem hướng nhà trên sổ hồng chuẩn nhất

22-04-2021

Xem hướng nhà trên sổ hồng trước khi quyết định đặt cọc mua nhà là một trong những điều đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc cũng như vận mệnh sau này của gia chủ.

Cắt chống trượt ramp dốc - Tất tần tật về ram dốc, đường dốc hầm xe

04-05-2021

TẤT TẦN TẬT VỀ RÃNH RAMP DỐC BÊ TÔNG TẦNG HẦM Rãnh ramp dốc nền bê tông được đưa vào hầu hết mọi công trình hiện nay tại tầng hầm như: nhà xưởng, tầng hầm tại siêu thị, sân bay, trung tâm thương mại… Bởi nó mang lại sự an toàn cho con người đi lại và các phương tiện di chuyển trên dốc tầng hầm. Thế nên có thể nói rãnh ramp dốc là một thứ không thể thiếu của các công trình lớn có tầng hầm.

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư chuẩn và chi tiết nhất

25-05-2021

Mua bán nhà đất hay mua bán căn hộ chung cư đều là việc hết sức quan trọng bởi đây là một tài sản có giá trị rất lớn. Nếu bạn đã chọn được một căn hộ chung cư ưng ý thì sẽ cần phải có giấy tờ pháp lý rõ ràng, đặc biệt là việc đặt cọc. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin liên quan tới hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư và các mẫu hợp đồng chi tiết nhát nhé.

Công thức tính diện tích đất méo trong sổ đỏ đơn giản chính xác

25-05-2021

Cách tính diện tích đất không vuông như thế nào để cho kết quả chính xác nhất? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang sở hữu hay sắp mua đất không vuông đặt ra. Đừng lo lắng khi bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ

Khoan đục phá bê tông

04-05-2021

ƯU ĐIỂM KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐỤC PHÁ BÊ TÔNG TẠI Xây Dựng Thanh Lâm – 1. Đội ngũ kỹ thuật, nhân công giàu kinh nghiệm trong nghề khoan đục bê tông – 2. Nhiệt tình cẩn thận, có trách nhiệm công việc cao. – 3. Phương tiện máy móc hiện đại giúp công việc triển khai nhanh chóng, chính xác và chất lượng. – 4. Thi công nhanh, làm cả ngày nghỉ, ngày lễ – 5. Chi phí thấp, cạnh tranh nhất thị trường

Bão giá nguyên vật liệu: 5 năm nữa không còn nhà thầu Việt Nam

30-04-2021

Hiện nay nhà thầu xây dựng không biết phải làm thế nào, làm cũng chết, không làm cũng không xong, thoái lui bỏ công trình thì ra toà bị phạt...

Chung cư và những lỗi chết người

19-04-2021

Đối với người mua nhà chung cư, các bạn cần thiết phải tìm hiểu xa hơn mặt bằng căn hộ của mình. Hãy chuẩn bị và tập dợt thoát hiểm khi có hỏa hoạn (ở các nước đây là bắt buộc). Hàng tháng bạn đều đóng tiền quản lý và có quyền bắt buộc chủ đầu tư (hoặc Ban quản trị) phải tuân thủ các quy định an toàn, thoát hiểm, vì đây là vấn đề mạng sống của bạn và gia đình bạn. Hãy là người mua nhà khôn ngoan, vì các "chung cư cao cấp" ở VN đầy các lỗi thiết kế chết người. Nói theo kiểu VN là lẽ ra phải bị

Tiêu chuẩn TCVN 9254-1:2012 Thuật ngữ về nhà và công trình dân dụng

20-04-2021

TCVN 9254-1 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Chat Fb

Chat Zalo

0823998999