Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn và cách tính chuẩn trong kỹ thuật

Mái tôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong các công trình xây dựng hiện nay. Với loại mái này, ngoài chất lượng của vật liệu thì kỹ thuật tính toán độ dốc mái tôn là yếu tố chính quyết định đến hiệu quả thoát nước và cả độ bền của mái. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin thú vị về chủ đề này ngay thôi nào!

 Độ dốc mái tôn là gì?

The nao la do doc mai ton - Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn và cách tính chuẩn trong kỹ thuật - kien-thuc-xay-dung
1.Thế nào là độ dốc mái tôn?

Độ dốc mái tôn theo cách dễ hiểu chính là độ nghiêng của mái so với mặt phẳng khi thiết kế và thi công các công trình. Mặt khác, độ nghiêng này cũng là tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của mái. Hiện nay, vật liệu bằng tôn rất được ưa chuộng sử dụng làm mái trong các công trình như biệt thự, nhà ở,… bởi giá thành phải chăng nhưng lại bền và mang lại hiệu quả che chắn cao.

Với độ nghiêng càng lớn thì tốc độ nước chảy càng nhanh, khả năng tồn đọng nước càng ít nhưng lại tốn nhiều vật liệu nhiều hơn so với việc thi công độ nghiêng mái càng thấp. Tuy nhiên, khi thiết kế độ dốc mái này, các kiến trúc sư cũng phải đảm bảo được yếu tố phù hợp với kết cấu của công trình.

Bên cạnh tốc độ thoát nước, các yếu tố khác như tính thẩm mỹ, không lãng phí vật liệu hay thuận tiện khi di chuyển cũng cần phải được tính toán cẩn thận khi thiết kế hay thi công nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn trong kỹ thuật

do doc mai ton tuy thuoc nhieu vao dien tich va loai hinh xay dung - Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn và cách tính chuẩn trong kỹ thuật - kien-thuc-xay-dung
2.Độ dốc mái tôn phụ thuộc nhiều vào diện tích và loại hình xây dựng

Trong kỹ thuật xây dựng, độ nghiêng của mái tôn cũng cần phải được tuân theo các tiêu chuẩn nhất định. Tính an toàn và hiệu quả luôn là nhân tố kim chỉ nam để các kiến trúc sư sáng tạo ra các tác phẩm mái cho phù hợp. Độ nghiêng mái tôn cũng có những kỹ thuật thiết kế riêng với từng loại hình nhà khác nhau, chẳng hạn như:

Độ dốc của mái tôn cho nhà ống

Đặc điểm của nhà ống thường thấy là có 3 mặt giáp với các bức tường của nhà liền kề và diện tích xây dựng thường nhỏ. Vì vậy mà việc lợp mái không áp dụng cho nhiều khu vực của nhà, thông thường chỉ sử dụng cho phần mái trên tầng thượng với độ dốc thiết kế nằm trong khoảng từ 10% đến 15%.

Với đối tượng là nhà ống, độ nghiêng của mái tôn không nên quá lớn bởi phần mái nhô lên cao gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho nhãn quan của người nhìn. Bên cạnh đó, vì đặc điểm không gian kín của nhà ống, độ dốc quá cao cũng không giảm bớt được nhiều tiếng ồn khi trời mưa.

Để tăng hiệu quả của việc sử dụng mái tôn, nguyên liệu sử dụng được ưa chuộng và phù hợp với các đặc thù của nhà ống chính là tôn lạnh chống nóng. Kết hợp các vật liệu phù hợp và đạt được các tiêu chuẩn của mái chắc chắn sẽ giúp gia chủ có được những trải nghiệm cuộc sống tối ưu với ngôi nhà của mình.

Độ dốc mái tôn dành cho nhà xưởng

Diện tích của nhà xưởng thông thường rất lớn và mái tôn chính là một lựa chọn phù hợp nhất với loại hình xây dựng này bởi giá thành mái tôn khá rẻ, dễ lắp đặt và hiệu quả sử dụng cao. Độ nghiêng mái tôn dành cho nhà xưởng thường nằm trong khoảng từ 10% đến 30%, sự chênh lệch khá lớn này phụ thuộc vào thiết kế phần thân của công trình mà có sự lựa chọn cho phù hợp.

Đặc điểm dễ thấy của nhà xưởng là không gian thường chứa nhiều các công cụ, thiết bị, vật liệu dễ gây cháy nổ nên cần phải sử dụng các loại tôn chất lượng cao, làm tăng tính an toàn cho nhà xưởng. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác như : ốc vít dùng để lợp mái nên được làm bằng thép không gỉ crom hay sử dụng thêm keo kết dính,… để làm tăng độ chắc của phấn mái.

Vì có diện tích khá lớn nên phần mái của nhà xưởng cũng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn thoát nước cả bên trong và bên ngoài thật hiệu quả, nhanh chóng. Hệ thống máng treo và hệ thống dẫn nước xuống mương cần phải được đầu tư kỹ lưỡng, vừa chắc chắn nhưng cũng thuận tiện trong tháo lắp.

Cách tính độ dốc mái tôn chuẩn

cach tinh do doc mai ton trong ky thuat xay dung - Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn và cách tính chuẩn trong kỹ thuật - kien-thuc-xay-dung
3.Cách tính độ dốc mái tôn trong kỹ thuật xây dựng

Độ dốc mái tôn cũng phụ thuộc chủ yếu loại vật liệu được lựa chọn để sử dụng nhằm mang lại hiệu quả lợp mái tối ưu nhất cho người sử dụng. Chẳng hạn như:

  • Mái lợp bằng vật liệu fibro xi măng: tiêu chuẩn độ dốc nằm trong khoảng từ 30% đến 40%.
  • Mái lợp bằng tôn múi: độ dốc thiết kế nên nằm trong khoảng từ 15% đến 20%.
  • Mái lợp bằng vật liệu ngói: tiêu chuẩn về độ độ dốc dao động từ 50% đến 60%.
  • Mái lợp bằng tấm bê tông cốt thép: thiết kế độ nghiêng nằm dao động trong khoảng từ 5% đến 8%.

Với loại mái lợp bằng bê tông cốt thép, độ dốc thấp hơn so với các loại vật liệu khác nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Lưu ý quan trọng về loại mái này đó là khi thiết kế độ dốc nhỏ hơn 8%, cần phải tạo khe nhiệt ở cáp lớp bê tông để chống thấm và chống nứt cho công trình.

Công thức tính

Độ nghiêng mái tôn chính là tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài thiết kế của mái. Công thức chung được sử dụng như sau:

i = H/L x 100%

Trong đó:

  • i là ký hiệu của độ dốc (nghiêng) mái tôn
  • H là ký hiệu của kích thước chiều cao mái tôn
  • L là ký hiệu của kích thước chiều dài mái tôn

Chẳng hạn như:

Công trình có các thông số về mái tôn như sau:  chiều cao H = 1m, chiều dài L = 10m. Vậy độ dốc là bao nhiêu?

 Ta có: i = 1/10 x 100% = 10%.

Vậy kết quả độ dốc mái là 10%.

Phân biệt độ dốc mái tôn và góc dốc mái tôn

cach tinh goc doc mai ton trong ky thuat xay dung - Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn và cách tính chuẩn trong kỹ thuật - kien-thuc-xay-dung
4.Cách tính góc dốc mái tôn trong kỹ thuật xây dựng

Như đã trình bày ở trên, độ nghiêng mái tôn được tính toán dựa trên chiều cao và chiều dài ước tính của mái. Tuy nhiên, góc dốc của mái tôn lại là mối tương quan về độ lệch nhau giữa hai bên của mái lợp. Ký hiệu kỹ thuật cùng để chỉ góc dốc mái tôn là alpha. Công thức tính cụ thể như sau:

alpha = arctan (H/L) / 3,14 x 180

Trong đó,

  • arctan là ký hiệu hệ số tính toán sẵn, chỉ cần tra dữ liệu trên bảng theo hệ thống.
  • H là ký hiệu chiều cao của mái
  • L là ký hiệu chiều dài của mái

Chẳng hạn như:

Với dữ liệu sử dụng cho ví dụ độ nghiêng mái tôn ở trên: H = 1m, L = 10m, ta có độ dốc mái là 10%. Vậy góc dốc mái sẽ có kết quả như thế nào?

alpha = arctan (1/10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.

Vậy kết quả của góc dốc mái tôn là 5,7 độ

Những yếu tố ảnh hưởng tới độ dốc mái tôn

co nhieu yeu to can luu y khi thiet ke do nghieng mai ton de dat duoc hieu qua tot nhat - Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn và cách tính chuẩn trong kỹ thuật - kien-thuc-xay-dung
5.Có nhiều yếu tố cần lưu ý khi thiết kế mái tôn để mang lại hiệu quả tốt nhất

Khi thiết kế độ nghiêng mái tôn, cần lưu ý một số vấn đề để đạt được hiệu quả thi công tối ưu:

  • Tìm hiểu về lưu lượng mưa tại địa phương
  • Cần giải quyết các vấn đề: Sử dụng loại tôn nào? Tôn 5 sóng hay tôn 11 sóng? Sóng cao hay sóng thấp? Chẳng hạn như với các loại tôn có sóng to như seem hay clip, khả năng thoát nước rất nhanh nên có thể không cần thiết kế độ dốc mái quá lớn.
  • Thiết kế độ dốc cũng phải đảm bảo được sự an toàn, tính thẩm mỹ và có sự liên kết tổng quát với công trình xây dựng.

Trên đây là một số thông tin về độ dốc mái tôn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng bài viết bổ ích này đã góp phần giải đáp được thắc mắc và giúp bạn có được những giây phút khám phá thật thú vị!

 

Đăng ký tư vấn Miễn phí

Hãy để lại số điện thoạithời gian phù hợp với Quý Khách, Nhân viên sẽ gọi lại tư vấn Miễn Phí!

Năm 2023, trường hợp nào bị thu hồi giấy phép xây dựng?

21-04-2021

Trong năm 2023, căn cứ Khoản 1 điều 101 Luật Xây dựng 2014 và khoản 1 Điều 53 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, giấy phép xây dựng bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật, bao gồm: Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; Giấy phép xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép xây dựng; Giấy phép xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền. Trường hợp 2: Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng

27-05-2021

Khi nhu cầu về nhà ở tăng cao thì các vấn đề trong xây dựng được chú ý, đặc biệt là phần móng với kiểu móng băng mới lạ. Móng băng là loại móng như thế nào mà lại được ưu tiên sử dụng ở Việt Nam hiện nay? Cùng đi tìm lời giải đáp xung quanh móng băng nhé.

Hướng dẫn Mài Sàn Tăng Cứng Số Một Hà Nội

21-04-2021

Thi công xoa nền tăng cứng sàn bê tông Xi măng là sản phẩm không độc nhưng chúng có tính kiềm, có thể gây loét da hoặc dị ứng khi tiếp xúc. Do dó để có được một sản phẩm đẹp từ bê tông mà lại không gây ảnh hưởng đến cơ thể thì khi thi công phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn về sức khoẻ như đeo găng tay, mặt nạ. Sau khi làm việc phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Cắt rãnh ramp dốc chuyên nghiệp nhất Hà Nội

Mách bạn cách xem hướng nhà trên sổ hồng chuẩn nhất

22-04-2021

Xem hướng nhà trên sổ hồng trước khi quyết định đặt cọc mua nhà là một trong những điều đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc cũng như vận mệnh sau này của gia chủ.

Cách chọn các thế đất đẹp theo phong thủy hút tài lộc

27-05-2021

Phong thủy nhà ở là một trong những vấn đề rất được chú trọng tại Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Vì thế, cách chọn các thế đất đẹp theo phong thủy chính là yếu tố giúp gia chủ hút tài lộc và gặp nhiều may mắn, làm ăn suôn sẻ. Vây bạn có biết mảnh đất như thế nào là tốt? Làm sao để chọn thế đất đẹp theo phong thủy? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

Xây dựng dân dụng là gì? Vai trò của xây dựng dân dụng?

19-04-2021

Xây dựng dân dụng là gì? Vai trò của xây dựng dân dụng?

Sổ xanh là gì? Có được chuyển sang sổ đỏ không

25-05-2021

Bên cạnh sổ đỏ và sổ hồng, sổ xanh cũng là loại giấy tờ quan trọng để chứng minh quyền sở hữu đất được khá nhiều người quan tâm. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về đất sổ xanh là gì? giá trị pháp lý của đất sổ xanh như thế nào? có được chuyển sang sổ đỏ không mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Chi phí và thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư

25-05-2021

Việc khan hiếm đất ở cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu vực nông thôn hoặc vùng ven ngoại thành khiến cho nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngày một tăng cao. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về vấn đề chi phí và thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư khiến cho nhiều người vẫn còn khá lúng túng và ngần ngại. Bài viết sau đây sẽ hệ thống lại toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé!

Chat Fb

Chat Zalo

0823998999