Các nhóm chuyên gia chưa thể tìm ra cách gia cố đập do lở đất tạo nên hay tháo dỡ nó một cách an toàn. Tình hình còn tồi tệ hơn khi họ phát hiện những đợt thiên tai tương tự có thể xảy ra lần nữa do biến đổi khí hậu.
“Khu vực đó rộng lớn và có nhiều sông băng”, ông Hình cho hay. Khoảng 1/4 số sông băng ở Cao nguyên Tây Tạng đã biến mất kể từ thập niên 1970 và 2/3 số sông băng còn lại sẽ không còn được nhìn thấy nữa trước cuối thế kỷ này, theo ước tính của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.
Một tảng băng có thể biến một trận lở đất trở thành thảm họa. Chẳng hạn, tại Sedongpu, một phần tảng băng đã trôi hơn 10 km với tốc độ lên tới 72 km/giờ, theo ước tính của trạm giám sát môi trường địa chất của Tây Tạng.
Đập Tam Hiệp, chắn ngang sông Dương Tử đoạn chảy qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
|
Nguy cơ bị phản đối
Ngoài ra, Bắc Kinh có thể lập luận rằng dự án xây siêu đập ở Tây Tạng là giải pháp thân thiện với môi trường, thay thế nhiên liệu hóa thạch, nhưng có nguy cơ đối mặt sự phản đối kịch liệt từ các nhà hoạt động môi trường như khi đập Tam Hiệp được xây từ năm 1994-2012, theo AFP. Đập Tam Hiệp đã tạo ra một hồ chứa khổng lồ và khiến khoảng 1,4 triệu cư dân sơ tán.
New Delhi cũng đang quan ngại về dự án xây siêu đập ở Tây Tạng. Reuters hồi năm ngoái dẫn lời một quan chức Ấn Độ tiết lộ chính quyền New Delhi đang lên kế hoạch xây đập thủy điện của nước này trên sông Brahmaputra, nhằm tăng cường năng lực giữ nước và giảm thiểu ảnh hưởng của dự án Trung Quốc.