Chung cư và những lỗi chết người
Đối với người mua nhà chung cư, các bạn cần thiết phải tìm hiểu xa hơn mặt bằng căn hộ của mình. Hãy chuẩn bị và tập dợt thoát hiểm khi có hỏa hoạn (ở các nước đây là bắt buộc). Hàng tháng bạn đều đóng tiền quản lý và có quyền bắt buộc chủ đầu tư (hoặc Ban quản trị) phải tuân thủ các quy định an toàn, thoát hiểm, vì đây là vấn đề mạng sống của bạn và gia đình bạn. Hãy là người mua nhà khôn ngoan, vì các "chung cư cao cấp" ở VN đầy các lỗi thiết kế chết người. Nói theo kiểu VN là lẽ ra phải bị
(Bài viết của kiến trúc sư Đào Đông Nhựt đang hành nghề thiết kế ở Mỹ).
Carina Plaza và "chung cư cao cấp" nói chung có các lỗi thiết kế căn bản, không an toàn. Nhà cao tầng là một kiến trúc... cao cấp và nguy hiểm, đặc biệt là chung cư, khi có rất nhiều người ở, nhất là đang ngủ trong khi hỏa hoạn có thể xảy ra trong đêm.
Quy định ở Mỹ cũng giống như Việt Nam nhưng chặt chẽ và an toàn hơn. Cái chính là thiết kế không biết tường tận về thế nào là PCCC an toàn hoặc biết nhưng làm ngơ. Tôi ví dụ buồng thang thoát hiểm phải có 2 lớp cửa chống cháy và khoảng đệm trước khi vào thang bộ nhưng có mấy chung cư lắp 2 cái cửa đâu và cũng không có khoảng cách an toàn từ cửa vào thang.
1. Hai buồng thang thoát hiểm quá gần
Luật của International building Code (IBC) quy định khoảng cách tối thiểu giữa 2 thang thoát hiểm phải lớn hơn 1/3 đường chéo giữa hai góc xa nhất của building. Trong trường hợp này là 1/3 của 67m, tức là hơn 22.3m. Nhưng hai buồng thang của Carina chỉ cách nhau 14,5m.
Chung cư VN và những lỗi chết người - mặt bằng tầng điển hình
2. Hành lang thoát hiểm
Hành lang thoát hiểm phải kín khói và chống cháy ít nhất 1 giờ. Không riêng Carina, các thiết kế chung cư tại VN hiện nay đều để hành lang hở. Chủ yếu là thông gió lấy sáng và tiết kiệm tiền máy điều hòa, nhưng cũng là nơi thông khói thông lửa tràn lan. Hành lang thoát hiểm hở chỉ có thể sử dụng cho công trình dưới 5 tầng.
3. Khoảng thông tầng
Atrium, thông tầng, thang máy, ống rác, đường ống máy điều hòa,... đều là những ống thông lửa ống khói của nhà cao tầng, cần phải thiết kế đặc biệt và nguyên tắc là đóng kín và chống cháy 2 giờ. Cụ thể là mặt bằng của Carina còn mở hành lang vào khoảng thông tầng bên trong. Chỉ cần một đám cháy từ tầng dưới bốc lên ngay khoảng thông tầng này là cả hai cầu thang đều bị tê liệt.
Chung cư VN và những lỗi chết người - mặt bằng tầng điển hình
4. Sảnh thang máy
Thang máy phải có sảnh riêng, có tường bao bọc chống cháy ít nhất 1 giờ và không có căn hộ nào được mở trực tiếp vào sảnh mà phải qua hành lang.
Một giải pháp cho sảnh mở là sử dụng cửa magnetic hold. Tức là có nam châm điện giữ lại. Bình thường thì mở cho thoáng và thuận tiện giao thông, khi có cháy thì hệ thống báo động sẽ tự động sẽ ngắt điện cà cửa sẽ đóng lại. Mục đích ngăn khói và lửa từ tầng dưới bốc lên qua "ống khói" thang máy. Dù cầu thang, thang máy đã có trang bị hệ thống tăng áp trên mái (pressurizers).
Chung cư VN và những lỗi chết người - mặt bằng tầng điển hình
5. Cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm phải mở theo hướng thoát, trừ cửa vào căn hộ vì dưới 50 người. Cửa thoát hiểm phải chống cháy và luôn luôn có hệ thống tự động khép lại. Luật bắt buộc sử dụng push bar, tức là thanh đẩy mở cửa vì tay nắm có thể bị vướng hoặc trục trặc lúc hoảng loạn.
Luật về chống cháy rất nhiều và rất phức tạp, nhất là cho nhà cao tầng. Nguyên tắc chung là thiết kế ít nhất 2 lối thoát hiểm xa nhau, kín khỏi, chống cháy từ cửa căn hộ cho tới cầu thang và xuống tới tầng trệt ra ngoài.
Ở Mỹ ngoài Building Code ra, kiến trúc sư phải tra cứu Fire Code, Life Safety Code của NFPA (National Fire Protection Agency). Ngoài hệ thống báo động, phun nước từng khu vực, từng tầng, còn có hệ thống phát điện dự phòng tự động, hệ thống máy bơm riêng... Nhà cao tầng nào ở Mỹ cũng phải có Fire Command Center, tức là một phòng điều khiển trung tâm dành cho Sở cứu hỏa.
Cửa thoát hiểm phải nối với hệ thống báo động, hở ra 15 giây là nó hú inh ỏi. Thiết kế đúng thì chả ai dám "thiếu ý thức" cả!
Trên đây chỉ là sơ lược vài lỗi thiết kế căn bản của chung cư Carina nói riêng và các "căn hộ cao cấp" ở VN nói chung. Nơi mà pháp luật, quy chuẩn thiết kế và hệ thống PCCC còn rất... sơ khai. Không riêng gì kiến trúc sư VN, mà có rất nhiều cty thiết kế ở nước ngoài vào VN đã nhắm mắt làm ngơ vì thiếu hiểu biết và luật pháp không bắt buộc. Nên nhớ là các kiến trúc sư nổi tiếng từ Piano, Hadid, Gehry, Foster... chỉ là người thiết kế (designer) và họ đều phải làm việc với một cty kiến trúc của nước sở tại, Architect of Record, tức là kiến trúc sư chịu trách nhiệm về hồ sơ kỹ thuật và các quy chuẩn an toàn... trước pháp luật khi có "sự cố" xảy ra. Không có chuyện thỏa thuận đền bù, cầu siêu, thông cảm... mà tất cả kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, thầu xây dựng, quản lý buiding đều phải khăn gói ra tòa. Khi có người chết, số tiền đền bù từ vài triệu đến vài trăm triệu, và cả mất cơ hội hành nghề vĩnh viễn nữa.
Trong tình hình VN hiện nay chưa có một khung pháp lý chặt chẽ về an toàn, tính mạng, tài sản công dân. Chỉ biết... kêu gọi lương tâm của anh chị em kiến trúc sư hãy tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ lưỡng khi thiết kế nhà cao tầng. Mạng sống của rất nhiều người, nhiều gia đình nằm trong từng nét bút của các bạn. Tôi đã thấy rất nhiều căn hộ của nhiều cty, tập đoàn lớn tại VN có những lỗi thiết kế hết sức trầm trọng.
Đối với người mua nhà chung cư, các bạn cần thiết phải tìm hiểu xa hơn mặt bằng căn hộ của mình. Hãy chuẩn bị và tập dợt thoát hiểm khi có hỏa hoạn (ở các nước đây là bắt buộc). Hàng tháng bạn đều đóng tiền quản lý và có quyền bắt buộc chủ đầu tư (hoặc Ban quản trị) phải tuân thủ các quy định an toàn, thoát hiểm, vì đây là vấn đề mạng sống của bạn và gia đình bạn. Hãy là người mua nhà khôn ngoan, vì các "chung cư cao cấp" ở VN đầy các lỗi thiết kế chết người. Nói theo kiểu VN là lẽ ra phải bị loại từ vòng gửi xe, nói gì đến plaza với cao cấp với đắp cẳng!!!
USA, tháng 03/2018
Hãy để lại số điện thoại và thời gian phù hợp với Quý Khách, Nhân viên sẽ gọi lại tư vấn Miễn Phí!