Những thông tin cần biết về đà kiềng và kỹ thuật thi công đà kiềng

Đà kiềng là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Đà kiềng cùng với giằng móng là hai phương pháp gia cố nền móng của công trình. Tuy nhiên, tác dụng của hai kỹ thuật này lại khác nhau. Vậy đà kiềng là gì? Đà kiềng và giằng móng khác nhau như thế nào?

Khái niệm đà kiềng là gì?

Để có được một công trình chắc chắn, bền vững thì công đoạn làm móng rất quan trọng. Thông thường, để gia cố thêm độ vững chắc, người ta sẽ thực hiện kỹ thuật giằng móng hoặc đà kiềng. Mỗi một kỹ thuật sẽ mang đến những tác dụng khác nhau. Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu đà kiềng là gì?

Đà kiềng có thể hiểu đơn giản là những đoạn giằng cột chính trong cấu trúc của ngôi nhà lại với nhau. Vị trí giằng cột thường nằm tại chân cột và cao hơn đài móng.

Đà kiềng sẽ trở thành một bộ phận chống chịu lực giúp cho bộ phận móng khi nhà đã hoàn thiện. Từ đó tạo nên một công trình vững chắc, hạn chế tối đa tình trạng sụt lún, nghiêng ngả hay gãy đổ của ngôi nhà.

Hiện nay, các công trình lớn thường sử dụng phương pháp giằng móng và xây trực tiếp thay vì làm đà kiềng phức tạp. Vì vậy cho nên đã có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa đà kiềng và kỹ thuật giằng móng với nhau. Trong thực tế là 2 kỹ thuật này tách biệt và mỗi kỹ thuật lại mang đến một tác dụng riêng cho nền móng của công trình.

ky thuat da kieng trong xay dung - Những thông tin cần biết về đà kiềng và kỹ thuật thi công đà kiềng - kien-thuc-xay-dung
1. Kỹ thuật đà kiềng trong xây dựng

Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Đà kiềng cùng với giằng móng là hai kỹ thuật rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Thậm chí nhiều người còn cho rằng chúng có chung một tác dụng. Tuy nhiên, trên thực tế đây là 2 kỹ thuật tách biệt độc lập. Mỗi kỹ thuật lại có một vai trò tác dụng riêng. Vậy đà kiềng và giằng móng có gì khác biệt?

Giằng móng (Dầm móng) là gì?

Giằng móng được hiểu là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà. Chúng có tác dụng đỡ tường bao che truyền vào móng. Vị trí của giằng móng có thể nằm trong, nằm ngoài hoặc nằm giữa cột.

Giằng móng có kết cấu vô cùng chắc chắn bởi chúng được tạo nên từ xi măng và cốt thép. Người ta có thể dựa theo hình dáng để gọi tên giằng móng chữ nhật, chữa T hay hình thang.

Hình dáng và kích thước của giằng móng sẽ được quyết định bởi khoảng cách của các cột trụ. Giằng móng có hình chữ T đối với những cột nằm ở khoảng cách 12m. Đối với giằng móng hình chữ nhật và hình thang thì giằng móng có khoảng cách cột tầm 6m.

giang mong trong xay dung - Những thông tin cần biết về đà kiềng và kỹ thuật thi công đà kiềng - kien-thuc-xay-dung
2. Giằng móng trong xây dựng

Sự khác nhau giữa đà kiềng và giằng móng

Đà kiềng và giằng móng là 2 kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy tác dụng của chúng đối với công trình xây dựng cũng có sự khác biệt. Đà kiềng và kỹ thuật giúp cho các chân cột được kết nối lại với nhau một cách vững chắc. Hạn chế lực uốn kéo và võng.

Với giằng móng thì chúng lại đóng vai trò kết nối móng lại với nhau. Từ đó giúp cho móng không bị lún sâu, nhà bị nghiêng lệch hay chịu lực uốn kéo, vòng. Tùy vào các công trình xây dựng trong thực tế mà các kiến trúc sư sẽ lựa chọn kỹ thuật thích hợp.

Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

Đà kiềng trong xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Như đã đề cập trong phần đà kiềng là gì, đà kiềng tạo sự liên kết các cột nhà chính lại với nhau. Giúp cho các công trình trở nên chắc chắn và bền vững hơn.

Đặc biệt tại các công trình nhà phố khi ở hai bên đều có các căn hộ khác xây dựng. Lúc này phần móng cọc bê tông và cột có sự chênh lệch tâm. Để giảm thiểu lực uốn ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, người ta sẽ bố trí thép đà kiềng.

Ngoài ra, đà kiềng còn có các vai trò khác nhau. Cụ thể như:

  • Kỹ thuật đà kiềng sẽ giúp liên kết và định vị các chân cột chính trong các ngôi nhà lại với nhau. Đảm bảo các chân cột sẽ không bị thay đổi khi xây thêm các bộ khác trên như tường, sàn, mái nhà,…
  • Hỗ trợ toàn bộ kết cấu của nhà để chống sự lún, lệch của móng công trình.
  • Chống đỡ toàn bộ áp lực của tường lên nền móng. Đảm bảo độ bền chắc cho tường mà không bị nứt vỡ. Từ đó nâng cao độ bền của ngôi nhà.
da kieng giup cong trinh tro nen chac chan hon - Những thông tin cần biết về đà kiềng và kỹ thuật thi công đà kiềng - kien-thuc-xay-dung
3. Đà kiềng giúp cho công trình trở nên chắc chắn hơn

Kích thước chính xác của đà kiềng là bao nhiêu

Đà kiềng là gì? Kích thước chính xác của đà kiềng là bao nhiêu? Đà kiềng không có một quy định cụ thể nào về kích thước. Bởi kích thước của đà kiềng sẽ phụ thuộc vào kích thước của nền móng và công trình. Đối với nền móng được làm từ các vật liệu như tràm, cọc tre hay bê tông thì đà kiềng sẽ có kích thước tương ứng.

Cao độ của đà kiềng trong thi công xây dựng

Một trong những yếu tố nhận được sự quan tâm của mọi người chính là cao độ của đà kiềng trong thi công xây dựng. Độ cao này sẽ có sự khác biệt giữa móng đơn, móng băng và móng cọc cừ tràm.

Đối với móng đơn và móng bằng

Đối với móng đơn và móng bằng, mặt trên của đà kiềng thông thường sẽ có độ cao thấp hơn so với bề mặt móng khoảng từ 7cm đến 10cm. Tuy nhiên, khi xây dựng bạn nên hạn chế thiết kế mặt đà kiềng thấp hơn nền móng. Sau đó xây bó nền bằng gạch. 

Bởi như vậy sẽ khiến cho nước thấm vào tường trên gây ảnh hưởng đến chất lượng của tường. Đồng thời tác động xấu tới thẩm mỹ chung của ngôi nhà của bạn.

cao do cua da kieng trong thi cong mong bang - Những thông tin cần biết về đà kiềng và kỹ thuật thi công đà kiềng - kien-thuc-xay-dung
4. Cao độ của đà kiềng trong thi công móng bằng

Đối với móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay. Đối với loại móng này, độ cao của đà kiềng sẽ được quyết định bởi các kỹ sư. Tuy nhiên, chiều ngang và dọc của đài kiềng sẽ bằng với kích thước của đài cọc.

Loại móng này sẽ được ưu tiên xây dựng tại khu vực có ít xe trọng tải lớn chạy qua. Chúng sẽ giúp cho quá trình thi công được tiến hành dễ dàng, tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Kỹ thuật thi công đà kiềng chi tiết nhất

Đà kiềng là kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất cho các công trình muốn thi công nhanh. Cách bố trí thép đà kiềng đòi hỏi người thợ cần có kỹ năng và kinh nghiệm. Trong một số trường hợp, đà kiềng sẽ được thi công cốt pha làm bằng gạch. Chúng sẽ khiến cho chi phí tăng lên nhưng quá trình thi công sẽ tăng lên hiệu quả.

  • Buộc thép thành khung theo thiết kế. Tiếp đến buộc các viên kê dày 30mm vào chặt với cốt thép.
  • Tiếp tục gia công lắp ván dựng bằng khuôn gỗ. Các ván gỗ sẽ được đóng lại thành từng khuôn. Đặt vào vị trí đã quy định trong bản thiết kế. Cố định khôn bằng cây gỗ có kích thước khoảng 3cm*5cm.
  • Đổ bê tông mác 200 để làm sạch ván, khuôn và cốt thép.
  • Trộn bê tông đạt chuẩn và đổ vào khuôn. Sau đó đầm kỹ lại với đầm dùi để nén chắc bê tông, tránh để lại lỗ hổng.
  • Sau khi bê tông đã cứng, bạn cần tiến hành tháo khuôn. Tháo khuôn nên được tiến hành đúng kỹ thuật để tránh làm ảnh hưởng đến kết cấu của kiện.
thi cong da kieng dung ky thuat - Những thông tin cần biết về đà kiềng và kỹ thuật thi công đà kiềng - kien-thuc-xay-dung
5. Thi công đà kiềng đúng kỹ thuật

Như vậy, trên đây là những giải đáp thông tin đà kiềng là gì cũng như sự khác nhau giữa đà kiềng và giằng móng. Bạn nên lựa chọn đà kiềng để có được một nền móng và công trình chắc chắn. Đặc biệt là những vị trí có đất nền mềm.

Đăng ký tư vấn Miễn phí

Hãy để lại số điện thoạithời gian phù hợp với Quý Khách, Nhân viên sẽ gọi lại tư vấn Miễn Phí!

Mách bạn cách xem hướng nhà trên sổ hồng chuẩn nhất

22-04-2021

Xem hướng nhà trên sổ hồng trước khi quyết định đặt cọc mua nhà là một trong những điều đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc cũng như vận mệnh sau này của gia chủ.

Hướng dẫn thiết kế ramp dốc nhà đỗ xe

19-04-2021

Một ramp dốc là một thành phần kiến trúc kết nối hai tầng có cao độ khác nhau. Là một bề mặt dốc thay thế cho cầu thang dành cho người sử dụng xe lăn, những người có vấn đề về di chuyển, xe đạp và các phương tiện có bánh xe khác.

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu? Cách tính độ dốc mái

27-05-2021

Bạn đang lên ý tưởng thiết kế cho mình một ngôi nhà được lợp bằng mái ngói. Nhưng lại không biết độ dốc mái ngói là bao nhiêu? Cách tính độ dốc mái như thế nào và khi lợp nhà bằng mái ngói thì chất liệu nào tốt và phù hợp nhất. Đừng quá lo lắng, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mà bạn đã thắc mắc từ lâu. Hãy cùng khám phá ngay thôi nào!

Sang tên sổ đỏ đồng sở hữu 2023 cần lưu ý những gì

28-04-2021

So với quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cá nhân thì đất đồng sở hữu có một số điều khác biệt khi đứng tên và sang tên sổ đỏ.

Giải cứu 24 cư dân ra khỏi chung cư mini bốc cháy giữa đêm khuya

29-04-2021

Hỏa hoạn bùng phát từ tầng cao chung cư mini, lực lượng chức năng phải dùng xe thang giải cứu những cư dân chưa kịp thoát ra khỏi đám cháy

Cuộc sống ngày giãn cách của những người phụ hồ

07-08-2021

HÀ NỘI - Dưới nắng hè gay gắt, những người thợ xây dựng, phụ hồ quanh quẩn bên trong lán trại khoảng 20m2, dựng tạm bợ bằng mấy tấm gỗ và phủ bạt.

Biệt thự trên không 300m2 giá chỉ 13 tỷ đồng

15-05-2021

"Biệt thự trên không" rộng 300m2 của vợ chồng Hà Nội: Giá trị 13 tỷ đồng, phong cách tân cổ điển vừa sang vừa hút mắt

Vinaconex lên kế hoạch thu hồi quyền sử dụng thương hiệu tại 6 công ty do đã thoái hết vốn

22-08-2021

Vinaconex cho biết có 6 công ty đang mang thương hiệu Vinaconex nhưng không có vốn góp của Vinaconex, không nằm trong hệ thống Vinaconex, và theo đó Tổng công ty Vinaconex không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với hoạt động của các đơn vị này.

Chat Fb

Chat Zalo

0823998999